Grifulvin v

Hỗn dịch thuốc: định nghĩa, phân loại và kỹ thuật bào chế

2022.10.25 03:19 dsdanghang Hỗn dịch thuốc: định nghĩa, phân loại và kỹ thuật bào chế

Hỗn dịch thuốc: định nghĩa, phân loại và kỹ thuật bào chế

https://preview.redd.it/j053iyocsuv91.jpg?width=950&format=pjpg&auto=webp&s=9a4fab67dcabd28ae7e119c6a0ce090b1e5b39ce
Tác giả: Phó giáo sư. Tiến sĩ Dược sĩ Vũ Thị Thu Giang
Bài viết HỖN DỊCH THUỐC trích trong chương 1 sách Bào chế và sinh dược học bào chế – giáo trình đào tạo dược sĩ đại học bộ môn bào chế trường Đại học Dược Hà Nội.
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
  1. Trình bày được định nghĩa, phân loại hỗn dịch thuốc.
  2. Phân tích được ưu, nhược điểm của hỗn dịch thuốc.
  3. Trình bày được các thành phần đặc trưng của hỗn dịch thuốc.
  4. Trình bày được các phương pháp bào chế hỗn dịch thuốc.
  5. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định vật lý của hỗn dịch thuốc.
  6. Nêu được yêu cầu chất lượng hỗn dịch thuốc.
  7. Phân tích được vai trò các thanh phần và trình tự bào chế một số hỗn dịch thuốc.

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỖN DỊCH THUỐC

1.1. Định nghĩa

Hỗn dịch thuốc là dạng thuốc lỏng được sử dụng theo đường uống, dùng ngoài, nhỏ mắt hoặc sử dụng theo đường tiêm. Trong hỗn dịch có chứa các dược chất rắn không tan hoặc khó tan sẽ được phân tán đều dưới dạng các hạt rất nhỏ trong chất dẫn là nước hoặc dầu.
Dược điển Việt Nam V định nghĩa hỗn dịch là dạng thuốc lỏng được dùng theo đường uống, tiêm hoặc sử dụng ngoài, chứa ít nhất một dược chất rắn không hòa tan, được phân tán đều ở dưới dạng tiểu phân (mịn hoặc cực mịn) trong chất dẫn là nước hoặc dầu. Hỗn dịch có thể lắng xuống đáy của chai, lọ và khi sử dụng phải tiến hành lắc thật kỹ. Việc lắc này phải giúp phân tán đều thành dạng huyền phù ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, thời gian này đủ để lấy ra liều đúng theo quy định.
Các tiểu phân chất rắn không tan được gọi là pha phân tán hay pha không liên tục còn chất dẫn lỏng thường được gọi là môi trường phân tán, pha liên tục hay chất dẫn.
Thuốc được bào chế dạng hỗn dịch sẽ có các đặc điểm là cấu trúc ở dạng hệ phân tán dị thể nên sẽ không bền về mặt nhiệt động học. Pha phân tán và môi trường phân tán dần dần sẽ tách ra khỏi nhau. Về mặt cảm quan, dạng thuốc này là chất lỏng đục hoặc thể lỏng sẽ có chứa một lớp cặn ở dưới đáy chai/lọ và khi khi dùng cần lắc nhẹ chai thuốc, việc lắc này sẽ giúp cặn ở đáy chai phân tán trở lại trong chất lỏng tái tạo thể lỏng đục.
Ngoài ra còn gặp dạng bột hoặc cốm khô được bào chế sẵn để trước khi dùng pha thành dạng hỗn dịch bằng cách phân tán vào một chất dẫn thích hợp.
Trong nhiều trường hợp, môi trường phân tán trong các hỗn dịch thuốc lại là dung dịch của các dược chất và các tá dược hoặc là một nhũ tương tạo ra những hệ phân tán phức tạp như dung dịch – hỗn dịch hoặc hỗn dịch – nhũ tương.
Thuốc tiêm hỗn dịch (trừ hỗn dịch nano) không được tiêm tĩnh mạch và không được tiêm tủy sống.
Trong thực tế rất khó để đảm bảo dược chất rắn sẽ phân tán một cách chuẩn nhất trong các liều sử dụng. Chính vì thế để đề phòng tai biến ngộ độc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng hỗn dịch thuốc, nhất là khi người dùng không sử dụng đúng theo hướng dẫn, không lắc chai thuốc hoặc lắc chai thuốc không đúng cách trước khi dùng. Do đó các dược chất mà có hoạt tính mạnh thì không nên bào chế dưới dạng hỗn dịch khi chúng không hòa tan trong môi trường phân tán.

1.2. Phân loại

1.2.1. Theo cách dùng

Dựa vào cách dùng, DĐVN V chia hỗn dịch thành hai loại:
Hỗn dịch có thể sử dụng ngay: Là chất lỏng đục hay thể lỏng có một lớp cặn ở đáy bao bì, khi lắc nhẹ cặn này phải phân tán đều trở lại trong chất dẫn.
Bột hoặc cốm để pha thành hỗn dịch: Trước khi sử dụng, chuyển thành hỗn dịch bằng cách phân tán vào một thể tích chất dẫn thích hợp.

1.2.2. Theo đường dùng

Phổ biến là các hỗn dịch thuốc nước dùng để: uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm vào khớp, thuốc hít, xịt vào đường hô hấp và dùng tại chỗ trên da hoặc niêm mạc. Với hỗn dịch dùng tại chỗ trên da hoặc niêm mạc thường có nồng độ pha phân tán lớp nền trong công thức bào chế cần thêm những tác nhân giúp chống lại sự sa lắng của dược chất. Đối với các hỗn dịch nước vô khuẩn như hỗn dịch tiêm, hỗn dịch nhỏ mắt nên có độ nhớt môi trường phân tán đủ thấp để có thể tiêm thuốc hoặc nhỏ thuốc một cách dễ dàng và cần được đẳng trương. Các hỗn dịch dầu chỉ gặp dùng tại chỗ trên da và niêm mạc; dưới dạng tiêm bắp.
Bảng 4.1. Một số thuốc hỗn dịch được dùng theo các đường dùng thuốc khác nhau
Dược chấtBiệt dượcChất gây thấm, gây phân tánChỉ địnhHỗn dịch uốngAciclovirZoviraxCarboxy methyl celuloseHerpesIndomethacinIndocinT ragacanthViêm khớp, viêm đốt sốngMegestrol acetatMegaceGôm xanthanSuy kiệt, chán ăn, giảm cân mạnh ở bệnh nhân AIDSCefpodoxim proxetilVantinCMC, celulose vi tinh thể, ‘ carrageenan, HPC, natrj croscarmellose, propylen glycol và alginatNhiễm khuẩnGrifulvin VNatri alginatNấmNatri pantoprazolProtonixCrospovidon, Hypromellose, co-polyme acid methacrylỉc, celuỉose vi tinh thể, povidonĐiều trị ngắn hạn viêm loét và trào ngược thực quảnHỗn dịch tiêmProcain
benzylpenicilin/ procain penicilin
Bicillin CRLecithin, carboxy methyl celulose, povidonTiêm bắp, điều trị một số bệnh nhiễm khuẩnHỗn dịch nhỏ mắtBrizolamidAzoptCarbomer974PTăng nhãn ápLoteprednol
etabonat
LotemaxPovidonViêm kết mạc dị ứngHỗn dịch nhỏ taiCiprofloxacin và dexamethasonCiprodexHydroxyl ethyl celuloseViêm tai giữa và ngoài cấpNeomycin sulfat và hydrocortisonCortisporinAlcol cẹtylicViêm tai ngoàiHỗn dịch nhỏ/xịt mũiBudesonidRhinocortCelulose vi tinh thể và natri carboxy methyl celuloseViêm mũi và viêm mũi dị ứngTriamcinolol
acetonid
NasacortViêm mũi dị ứngBeclomethason
dipropionat
BeconaseViêm mũi dị ứng theo mùaThuốc hítFluticason propionat và SalmeterolSeretideLecithinĐiều trị hen phế quảnHỗn dịch dùng tại chỗ trên daSulfacetamidPlexionGôm xanthanTrị trứng cá

1.2.3. Một số cách phân loại khác

Theo kích thước của các tiểu phân dược chất rắn phân tán:
– Hỗn dịch thô:. Các tiểu phân dược chất rắn có kích thước từ 10 – 100 micromet nên chịu tác dụng chủ yếu của trọng lực và thường tách lóp, đóng cặn ở đáy chai trong quá trình bảo quản. Vì vậy, trước khi dùng phải lắc chai thuốc để lập lại trạng thái phân tán đồng đều. Các hỗn dịch thuốc bào chế theo đơn trong phòng bào chế nhỏ bằng phương pháp phân tán cơ học và dùng các phương tiện thủ công như lắc trong chai hoặc nghiền trộn bằng cối chày thuộc loại hỗn dịch thô.
– Hỗn dịch mịn: Tiểu phân dược chất rắn phân tán có kích thước khoảng dưới 1 micromet, nhỏ gần như các hạt keo, các tiểu phân này tuân theo chuyển động Brown và nhiều hiện tượng nhiệt động học khác nên chúng là các hệ phân tán khá bền vững. Chính vì vậy, hỗn dịch này thường thấy ở trạng thái chất lỏng đục. Về mặt cấu trúc lí hoá, các hỗn dịch này là những hệ phân tán vi dị thể, thường được gọi là hỗn dịch nano do có kích thước tiêu phân pha phân tán dưới micro.
Theo bản chất môi trường phân tán: Hỗn dịch nước, hỗn dịch dầu.
Xem chi tiết tại: https://nhathuocngocanh.com/hon-dich-thuoc/
submitted by dsdanghang to u/dsdanghang [link] [comments]


2020.10.28 21:51 jistine-Peter Where to buy Anti Fungal : Femcare , Mycelex-g , Mentax.

[Anti Fungal]](http://www.911mg.com/?refid=1184)
Diflucan , Lamisil , Lotrisone , Grifulvin V , Nizoral , Femcare , Mycelex-g , Mentax.
For More Info Visit : American Pharmacy
We Are The Best Online Pharmacy
submitted by jistine-Peter to u/jistine-Peter [link] [comments]


http://swiebodzin.info